Cùng tìm hiểu về quy định về đặc tính chính của hệ thống trang thiết bị điện được quy định trong các chính sách, quy định mới nhất của chính phủ về hệ thống điện.
Hệ thống mạng điện có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với dân sinh và sự phát triển của đất nước vì vậy việc duy trì hệ thống mạng điện được ổn định là một công việc có ý nghĩa vô cùng to lớn về hết sức quan trọng.
Các thiết bị điện, những thành phần quan trọng trong việc cấu thành một hệ thống điện và là nhân tố giúp duy trì sự hoạt động ổn định của hệ thống. Hiểu rõ được điều này, chính phủ đã ban hành rất nhiều các điều luật, quy định để tạo ra một sự chuẩn mức. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn quy định về đặc tính chính của hệ thống trang thiết bị điện đang được hiện hành hiện nay.
Quy định về đặc tính chính của hệ thống trang thiết bị điện
Điều 9: Công suất yêu cầu
Phải tính toán xác định công suất yêu cầu khi thiết kế Hệ thống trang thiết bị điện để đảm bảo tính kinh tế vận hành ổn định, an toàn để trang thiết bị hoạt động trong phạm vi nhiệt độ và độ sụt áp cho phép.
Khi xác định công suất yêu cầu của thiết bị điện hoặc của một nhóm thiêt bị điện phải tính đến hệ số đồng thời.
Điều 10: Nguyên tắc xác định sơ đồ phân phối điện
Sơ đồ phân phối điện phải được thiết kế, thi công lắp đặt phù hợp với yêu cầu phụ tải điện.
1. Sơ đồ phân phối điện được xác định theo
– Các yêu cầu cung cấp điện của các hộ phụ tải;
– Loại sơ đồ các dây dẫn mạng điện;
– Loại sơ đồ nối đất.
2. Loại sơ đồ các dây dẫn mang điện
Trong quy chuẩn này, có xét đến các loại hệ thống các dây dẫn các dây dẫn mang điện cấp cho Hệ thống trang thiết bị điện như sau:
– Hệ thống một pha, 2 dây;
– Hệ thống một pha, 3 dây;
– Hệ thống ba pha, 3 dây;
– Hệ thống ba pha, 4 dây;
– Hệ thống ba pha, 5 dây.
3. Loại sơ đồ nối đất của hệ thống phân phối điện còn phải phù hợp với tình trạng nối đất của nguồn:
– Nguồn điện có trung tính nối đất;
– Nguồn điện cách ly hoàn toàn đối với đất.
Điều 11: Nguồn cấp điện
1. Yêu cầu chung
Đối với các nguồn cấp điện (nguồn chính, nguồn dự phòng, nguồn sự cố), dù là nguồn bên ngoài hoặc là nguồn nội bộ của hệ thống trang thiết bị điện đều phải xác định các đặc tính sau:
– Tần số;
– Điện áp định mức;
– Trị số dòng điện ngắn mạch tính toán tại đầu vào của hệ thống;
– Khả năng thoả mãn các yêu cầu của hệ thống, kể cả yêu cầu về cung cấp công suất.
2. Nguồn cấp điện dự phòng và nguồn cấp điện sự cố
Hệ thống trang thiết bị điện phải có nguồn cấp điện sự cố nếu khi bị mất nguồn cấp điện chính để cung cấp điện cho các công tác an toàn phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm khi xảy ra sự cố theo quy định hiện hành.
Các nguồn cấp điện sự cố phải được xác định các đặc tính để đáp ứng về công suất, về độ tin cậy, về độ sẵn sàng và thời gian vận hành theo yêu cầu.
3. Khả năng duy tu bảo dưỡng
Nguồn cấp điện khi lắp đặt phải tính đến khả năng duy tu bảo dưỡng hệ thống trang thiết bị điện trong suốt thời gian vận hành.
Khi bảo dưỡng nguồn cấp điện vận hành bởi đơn vị khác, phải tham khảo ý kiến của đơn vị đó.
Chu kỳ và khối lượng hạng mục duy tu bảo dưỡng phải đựơc quy định đảm bảo:
– Dễ dàng kiểm tra định kỳ, thử nghiệm, bảo dưỡng và sửa chữa phải và được tiến hành thường xuyên;
– Đảm bảo hiệu quả của các thiết bị bảo vệ an toàn;
– Đảo đảm độ tin cậy của các thiết bị trong suốt tuổi thọ trang thiết bị.
Sưu tầm