Các yêu cầu cơ bản khi thiết kế hệ thống điện chiếu sáng nhà ở trong gia đình
Ngay từ giai đoạn lên kế hoạch triển khai thiết kế hệ thống điện chiếu sáng nhà ở trong gia đình người thiết kế phải nghiên cứu kết cấu, kiến trúc của ngôi nhà để chọn lối thiết kế sao cho hệ thống điện chiếu sáng phải hòa quyện với ngôi nhà, không có cảm giác tách rời độc lập khi mở đèn lên. Đồng thời phải tính toán sử dụng loại đèn nào cho vị trí nào trước khi bắt tay thực hiện, để sau này khi lắp đặt điện các thiết bị trùng khớp với thiết kế.
Thiết kế là để có cái nhìn tổng thể trước khi bắt tay thi công lắp đặt, chứ không phải thiết kế xong không áp dụng được. Đó là khó khăn gặp phải của những người chưa có kinh nghiệm hay mới bắt tay vào nghề. Nói chung là thực hiện được công việc lên kế hoạch bản vẽ thiết kế hệ thống điện chiếu sáng là còn phải kết hợp từ nhiều yếu tố: kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, sáng tạo trong công việc,…
Bạn đang có dự định xây nhà và muốn tìm hiểu về phương án thiết kế cũng như triển khai thi công điện nước, là người không chuyên bạn vẫn có thể tiếp thu hiểu biết bằng các tài liệu chúng tôi cung cấp. Hoặc để tìm hiểu sâu hơn thì bạn cần phải nghiên cứu kỹ và lựa chọn các đơn vị uy tín tư vấn. Chúng tôi là công ty lắp đặt điện nước chuyên thiết kế và trển khai thi công lắp đặt nhiều công trình điện nước lớn nhỏ, đã có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn nên chúng tôi tin rằng sẽ là sự lựa chọn đáng tin cậy của quý khách hàng. Hãy liên hệ trực tiếp cho chúng tôi khi có nhu cầu cũng như cần giải đáp những thắc mắc để xây dựng ngôi nhà như ý. Tuy nhiên bạn cũng có thể tham khảo một số vấn đề dưới đây, tổng hợp cho mình vốn kiến thức cơ bản và có cái nhìn tổng quan hơn trong thiết kế.
Thực hiện thiết kế hệ thống điện chiếu sáng nhà ở cần theo các bước sau
Thiết kế sơ bộ: Nhằm mục đích có cái nhìn tổng thể về hình học của toàn bộ ngôi nhà để lựa chọn đặc điểm chiếu sáng như kiểu sáng, lựa chọn loại đèn, vị trí lắp đặt, số lượng cần thiết để phân bổ ánh sáng đồng đều trên tất cả các khu vực cần sáng và rọi trên bề mặt của đối tượng cũng như không gian nội thất.
Kiểm tra khả năng áp dụng thự tế: của phương pháp thiết kế đã lựa chọn.
Xem xét nguồn sáng của toàn bộ bộ hệ thống điện và điều khiển hệ thống
Tính toán thiết kế: triển khai kế hoạch thực hiện cũng như đưa ra các thông số kỹ thuật cho bản vẽ thiết kế hệ thống điện căn nhà, chi phí lựa chọn phương án chiếu sáng tối ưu.
Loại đèn chọn cho việc thiết kế cũng rất quan trọng. Phải bàn bạc với các kỹ sư kiến trúc ngôi nhà, và xem nội thất trong nhà gồm những gì để chọn kích cỡ cũng như loại đèn không bị vướng trước khi lắp vào và có phương án lựa chọn thiết kế hệ thống điện chiếu sáng công trình nhà ở phù hợp. Thông thường dựa vào các yếu tố như nhiệt độ hoạt động của bóng, màu sắc chiếu sáng, tuổi thọ, độ bền bóng đèn, hiệu suất sáng và tần suất sử dụng liên tục hay gián đoạn của những bóng đèn đó,… và nhiều yếu tố khác nhưng đây là những yếu tố căn bản cần cân nhắc trước khi lựa chọn. Khi đã chọn được loại nào thích hợp ta bắt đầu tính tới kiểu sáng và số lượng bóng đèn để phân bổ sao cho độ sáng là tối ưu nhất và tiết kiệm điện sử dụng cũng như kinh phí đầu tư không bị lãng phí tiền bạc. Kiểu sáng là chiếu sáng trực tiếp lên vật cần chiếu sáng hoặc sáng gián tiếp bằng việc phản xạ lên tường hay tấm phản quang rồi mới đến đối tượng.
Độ cao lắp đặt đèn cũng cần tính toán đến để đảm bảo độ rọi của ánh sáng là tốt nhất. nếu cao quá liệu có ảnh hưởng đến độ sáng không gian phòng, thấp quá có gây chói mắt?
Thiết kế hệ thống điện chiếu sáng phải phù hợp với chức năng công việc của nó trong ngôi nhà:
Phòng ngủ thì nên chọn lối thiết kế điện chiếu sáng dịu nhẹ, sáng vừa phải, không gây chói mắt. Có thể chọn các loại đèn ngủ treo tường hoặc để bàn, trên trần gắn đèn lon hoặc đèn hắc với phông màu sáng vàng, trắng,… phù hợp với sự phản xạ của màu sơn.
Phòng khách chọn lối thiết kế hệ thống điện chiếu sáng hiện đại hơn. Sử dụng đèn chùm chính giữa phòng để tạo thêm sự sang trọng cho phòng, khu vực này là bộ mặt của gia đình nên có thể chọn loại đèn chùm có gắn thêm quạt, 2 bên tường có thể gắn đèn tuýp ánh sáng trắng để tăng độ sáng khi sử dụng, trên trần nhà kết hợp với đèn lon hoặc đèn hắc mang lại sự hài hòa cho tổng thể phòng khách hoặc có thể bố trí thêm các loại đèn trang trí khác để tăng thêm sự lung linh của tổng thể căn phòng. Mặc khác theo cảm hứng của gia chủ chọn những loại đèn sao cho thích hợp với phong thủy căn nhà đó .
Phòng bếp là nơi thực hiện nhiều công việc phục vụ ăn uống và sinh hoạt của nhiều người trong gia đình, vừa nấu nướng vừa chuẩn bị thức ăn hay cả nhà sum họm khi có dịp tổ chức đặc biệt. Vì vậy phải chọn lối thiết kế đèn chiếu sáng sao cho phù hợp với tất cả chức năng trong không gian ấy. Hệ thống đèn tốt nhất là chọn các loại đèn ấm cúng, dịu nhẹ, thường là các loại đèn ánh sáng vàng là phù hợp nhất, có thể phục vụ bữa ăn tối cả gia đình quây quần bên nhau trong bữa ăn và các công việc khác của của thành viên trong gia đình.
Phòng tắm là khu vực luôn ẩm ướt và nước thường xuyên được sử dụng. Vì vậy chọn lối thiết kế điện chiếu sáng phòng tắm an toàn là yêu cầu đặt lên hàng đầu. Đèn phòng tắm lịch lãm nhưng cũng cần bịt kín hoặc đặt trên cao để thích hợp với môi trường ẩm ướt. Đây là nơi giặt giũ quần áo cũng như tắm rửa thư giản sau một ngày làm việc cực nhọc, do đó ánh sáng phải đảm bảo là đủ bao trùm cả không gian phòng. Như vậy có thể chọn các loại bóng có độ sáng tốt, không cần kiểu cầu kì. Điểm quan trọng nữa là cần có đèn gương để giúp nhìn rõ hơn khi soi gương làm sáng hết khuôn mặt và loại bỏ hoàn toàn bóng mờ.
Tóm lại hệ thống điện chiếu sáng trong gia đình cần đảm bảo các yếu tố sau:
Hệ thống điện chiếu sáng yêu cầu cần thiết là không có bóng tối, độ rọi phải đồng đều trên diện tích chiếu sáng.
Không gây chói mắt cũng như tránh các phản xạ ảnh hưởng không tốt tới mắt, giảm năng suất công việc cũng như ảnh hưởng tới người sử dụng.
Ánh sáng tuy là nhân tạo nhưng phải thiết kế sao cho giống ban ngày để thị giác của mắt dễ phân biệt.
Tiết kiệm điện là yêu cầu cơ bản khi thiết kế điện chiếu sáng:
Chọn thiết bị cũng như loại đèn có hiệu suất cao
Bố trí vị trí lắp đặt và phân bổ hợp lý
Cần thiết có thể sử dụng thiết bị điều khiển chiếu sáng để dễ kiểm soát
Khi lựa chọn đèn cần chú ý:
Các thông tin kỹ thuật được hiển thị trên đèn cũng như catalogue của thiết bị: độ sáng, công suất,…
Chức năng làm việc của thiết bị
Mục đích và đặc điểm của đối tượng chiếu sáng
Tuổi thọ của bóng
Hiệu suất làm việc
Màu chiếu sáng